CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN SÀI GÒN

Hệ thống biogas

 

Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm khí bioga

Mô hình hầm sinh khí bioga là kết quả của việc ứng dụng tiến bộ công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với vùng đô thị đông dân cư và vùng nông thôn đang phát triển mạnh sản xuất, chăn nuôi và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày có nhiều bức xúc về xử lý phân rác để bảo vệ môi trường sạch đẹp. Hầm khí bioga đã được xây dựng ở nhiều hộ gia đình tại nhiều địa phương trong tỉnh và mang lại hiệu quả thiết thực khử mùi phân rác giữ vệ sinh chung.

I. Cách xây dựng.
1. Chọn điểm:
+ Sát khu chăn nuôi và hố xí.
+ Dịch thải thoát ra hệ thống nước thải chung phù hợp với công trình được xây dựng.
2. Đào hố móng xây hầm bioga và bể áp lực:
+ Dài x rộng x sâu: (3,6 x 2,7 x 2,2) m.
+ Tìm điểm thấp ở ngoài hố móng đào một lỗ sâu hơn đáy hố để bơm nước, đảm bảo hố móng luôn khô ráo trong quá trình thi công.
3. Đổ bê tông hố móng:
+ Vật liệu đá xanh: 1x2; M 150.
+ Kích thước móng: Dài x rộng x cao: (3,2 x 2,3 x 0,15)m.
+ Khi đổ bê tông xong đặt một hàng gạch nằm theo chu vi móng hầm và bể, mạch vữa phải đặc chắc. Không đặt gạch ở phần chu vi có cửa thông từ hầm sang bể, để chống thấm nước từ ngoài vào đáy hầm, bể hoặc từ đáy hầm, bể ra ngoài.
+ Móng hầm, bể phải chịu lực (tối thiểu sau 24 giờ) mới tiếp tục xây tường hầm và bể.
4. Xây tường hầm và bể: (tiến hành đồng thời).
a/ ở phần tường hầm:.
+ Để cửa thoát dịch từ hầm sang bể cao 60cm, rộng 30cm.
+ ở độ cao 80cm đặt ống thu phân bằng nhựa phi 110mm.
b/ ở phần tường bể:.
Để cửa thông tại vị trí trùng với cửa thoát dịch ở tường hầm (cao 60cm, rộng 30cm), ở độ cao 2,5 cm gắn 2 cữ đỡ tấm đan của thoát dịch từ hầm sang bể.
c/ Tiếp tục đồng thời tường bể, hầm. Đến độ cao 105cm, ở tường hầm xây một hàng gạch nằm quay ngang đảm bảo độ cao tường hầm 110cm.
d/ Trong khi đợi tường chịu lực, tiến hành láng đáy, trát phía trong tường hầm và bể, đánh màu chống thấm những phần láng và trát nói trên.
5. Đặt nắp hầm vào thân hầm:
+ Khi tường hầm đã chịu lực, rải lớp vữa xi măng mác 75, dày 3cm, rộng 7cm tính từ mép tường hầm phía trong. Huy động 8 người dùng dây chắc buộc vào quai nắp hầm hạ từ từ nắp vào thân hầm, khi đặt nắp đúng vị trí, nâng nhẹ và di nắp lên lớp vữa cho nắp và vữa có độ dính kết, tiến hành xử lý mạch vữa phía trong và mạch vữa phía ngoài.
+ Xử lý mạch vữa phía ngoài: Như hình vẽ trong bản thiết kế.
6. Tiếp tục xây tường bể:
Đến độ cao 180cm để lỗ đặt ống thoát dịch thải ra ngoài và xây tường đến độ cao 200cm (2m), trát và đánh màu phía trong tường hầm, để toàn bộ hệ thống hầm và bể chịu lực; 48 giờ.
7. Lắp ráp phần thu khí:
+ Lắp cút vào ống dài 10cm, lắp ống này vào lỗ ren có sẵn trên đỉnh nắp hầm.
+ Lắp cút vào ống dài 200cm, lắp đầu còn lại vào cút đã có sẵn ở đầu ống dài 10cm.
+ Lắp van tổng vào măng sông, măng sông vào ống dài 50cm. Lắp đầu còn lại vào cút chờ sẵn ở ống 200cm.
Chú ý: Lắp đúng thứ tự trên để có thể lắp ráp trong không gian hẹp và tránh ảnh hưởng đến các mối lắp ráp khác.
- dùng băng tơ quấn đầu ren trước khi lắp đảm bảo khí không rò qua khe hở của mối ghép ren.
8. Chuẩn bị vật liệu xây dựng:
+ Gạch chỉ loại tốt: 1500 viên.
+ Xi măng P.300: 6,5-7 tạ.
+ Cát bê tông, xây, trát: 1,5m3.
+ Hệ thống thu khí: 3 đoạn ống thoát đường kính 21mm, 2 cút, 1 măng sông, 1 van tổng, 10-15m dây dẫn khí mềm (dây có lớp chống cháy).

II. Cách vận hành hệ thống: (Khi toàn bộ hệ thống đã chịu lực).
1. Nạp phân gia súc (lợn, gà, trâu, bò):
Phân đảm bảo không lẫn đất, cát rà rác.
a/ Nạp phân lần đầu:.
+ Nạp nước: Khối lượng ban đầu tính từ đáy bể với độ cao 0,9m (đo từ đáy bể áp lực).
+ Nạp phân: Từ 4-5 tạ phân tươi.
b/ Cách tạo khí:
Sau khi nạp phân khóa van tổng. Cứ 12 giờ lại mở van tổng một lần để xả hết khi đã được sinh ra và hơi nước (thường xả vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ tối). Van tổng được mở mỗi lần từ 15-20 phút rồi đóng lại. Sau 5 ngày nếu vào mùa nóng hoặc sau 15 ngày nếu vào mùa lạnh sẽ có đủ lượng ga để đưa vào bếp. Trong những ngày đầu làm việc cho phân xuống hầm phải hạn chế nước rửa chuồng và nước tắm cho lợn.
2. Nạp phân các phần tiếp theo:
Hàng ngày nạp từ 10-15kg phân cùng với lượng nước đủ rửa sạch nền chuồng. Khi khí sinh bình thường lượng phân vẫn nạp như trên và có thể đưa cả lượng nước tắm cho lợn xuống hầm.
Chú ý: Hệ thống không có thiết bị trữ khí ga được sinh ra, nên hàng ngày đều phải đốt trên bếp vào sáng, tối hoặc sáng, trưa, tối để hệ thống đảm bảo phân hủy chất thải và sinh khí bình thường.
+ Khi xây chỉ cần dùng mác vữa từ 50-75. Nếu mác vữa cao sẽ có nguy cơ nứt vữa trát, hoặc tách giữa mạch vữa và gạch.
Hướng dẫn sử dụng và quản lý hầm bioga kiểu mới của trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển nông thôn (RDAC).
1. Khi đổ hầm khí bioga các hóa chất như xà phòng, thuốc trừ sâu... có hại cho các hoạt động của vi sinh.
2. Không cho vào hầm bioga các nguyên liệu khác như rơm rạ, trấu, các động vật chết... chỉ được nạp vào hầm phân người và gia súc cùng với nước không bị nhiễm mặn và hóa chất.
3. Không để nước mưa hoặc cát chảy vào hầm bioga, bể áp lực... đường ống dẫn dịch thải phải được đậy kín.
4. Thường xuyên kiểm tra các đường ống dẫn khí gas vào sự hoạt động của van và bếp, khi thấy hở khí gas (có mùi) phải thay ngay. Tuyệt đối không để trẻ con, người chưa biết cách sử dụng hoặc nười bị tâm thần sử dụng bếp gas.
5. Khi sử dụng bếp gas: phải châm lửa trước, mở van sau; khi đun nấu xong phải khóa chặt van gas. Không được mở van gas mà không đốt lửa. Vì khí gas hở không được đốt cháy sẽ là loại khí độc cho người và dễ gây hỏa hoạn.
6. Không đặt bếp gas gần vật dễ cháy như rơm, rạ... phải có bệ cao trên mặt đất dành riêng cho bếp gas.
7. Chiều dài ống gas (từ hầm bioga đến bếp gas) không được ngắn hơn 6m. Vì ống ngắn quá có thể phát nổ khi bật lửa đun.
8. Không được để vật nặng hoặc để xe ô tô và các xe cộ đi lại trong khu vực hầm bioga, điều này làm cho hầm bioga bị chấn động gây hở hoặc có thể bị sập gây nguy hiểm.
9. Khi không sử dụng hầm bioga vào mục đích giải quyết chất đốt và phân bón mà chỉ sử dụng như một bể "phốt", khi đó phải đưa ống dẫn khí bioga lên cao, mở van xả gas vào không khí (tránh nước mưa chui vào), dịch thải bioga sẽ tháo vào cống không gây ô nhiễm cho vùng xung quanh.
10. Sau một thời gian dài, lượng cát chui vào hầm có thể làm tắc ống dẫn phải dùng bơm hút (hoặc múc) cát từ bể áp lực để khôi phục chế độ làm việc bình thường của hầm.
11. Trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa, tuyệt đối không được chui trong hầm hoặc xuống bể áp lực vì trong hầm hoặc bể áp lực có tích tụ khí CH4, có thể gây ngạt, cần phải hỏi ý kiến chuyên môn để có giải pháp loại bỏ sạch khí CH4 một cách chắc chắn mới được xuống.

Hỗ trợ trực tuyến
0902.820887
Giám đốc
Điện thoại: 0902.820887
P. Kinh doanh
Điện thoại: 0936.902879
P.bảo trì
Mr Quý - 0907 680 248
Mr Khánh - 0399 630 149
Mr Thạch - 0388 874 779
Tin tức sự kiện

Uy tín Chất lượng

Uy tín, Chất lượng thiết kế được đặt lên hàng đầu.

Miễn phí vận chuyển

Phạm vi nội thành, đặt hàng số lượng lớn.

Hỗ trợ 24/7

Phong cách tư vấn nhiệt tình, chu đáo.

Mức giá cạnh tranh

Mức giá cạnh tranh nhất thị trường nồi hơi.

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN SÀI GÒN
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN SÀI GÒN